I. Lợi ích của bánh kẹo ngọt
Bánh kẹo ngọt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần nếu được dùng đúng liều lượng cho phép. Kẹo giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tạo ra năng lượng tích cực và nhiều công dụng khác như sau:
1.1 Giúp thông minh hơn
Theo nhiều nghiên cứu, ăn kẹo giúp kính thích sóng beta trong não, giúp đầu óc thoải mái, minh mẫn hơn, đặc biệt là với kẹo có vị bạc hà. Nhờ tinh thần thoải mái, sảng khoái sau khi ăn kẹo nên hiệu quả công việc, tâm trạng của người dùng cũng tốt hơn hẳn.
=> Xem thêm sản phẩm: Kẹo Ba Đình
1.2 Giảm stress
Vị ngọt của kẹo là phương pháp giúp điều hòa tâm trạng nhanh nhất, giúp xua tan căng thẳng, stress sau nhiều giờ làm việc, học tập mệt mỏi. Bởi trong kẹo có chứa thành phần giúp làm giảm hormon glucocorticoid - một loại hormone gây ra cảm giác stress trong não bộ, đồng thời sản sinh ra hormone “hạnh phúc” là endorphin và serotonin.
1.3 Giúp bảo vệ tim mạch
Một lợi ích đặc biệt của loại kẹo socola là hỗ trợ tăng cường chức năng tim mạch. Khoa học đã chứng minh rằng trong socola có chứa hỗn hợp flavonoids giúp bảo vệ tim khỏe mạnh, hạn chế các cơn đau tim đột ngột và cả chứng đột quỵ nguy hiểm thông qua việc kích thích cơ thể bơm đủ lượng máu chảy về tim.
Do đó, các bệnh nhân có tiền sử bị bệnh tim mạch thường được khuyên dùng thực phẩm chứa socola, đặc biệt là socola đen ít đường.
1.4 Giúp giữ vệ sinh răng miệng
Trong singum và kẹo the các loại có chứa thành phần như tinh dầu khuynh diệp, chiết xuất bạc hà, trà xanh,… đem lại hơi thở thơm mát, cảm giác tự tin suốt ngày dài cho bạn.
Không những vậy, một số loại kẹo singum được bổ sung các chất tạo ngọt tự nhiên, đem lại vị ngọt thanh trên đầu lưỡi mà không sợ bị sâu răng hay ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
1.5 Một số công dụng khác từ kẹo
Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều loại kẹo phục vụ các mục đích khác nhau, việc ăn kẹo không chỉ để nhâm nhi cho vui nữa mà có nhiều công dụng nhất định từ kẹo.
Có thể kể đến như các loại kẹo the, kẹo ngậm có tác dụng giảm ho, kẹo không đường ăn kiêng, kẹo thảo mộc, kẹo hạt dinh dưỡng,… Các loại kẹo này vừa có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác mà còn giàu các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, E, mật ong,...
II. Tác hại khi ăn kẹo quá nhiều
2.1 Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim
Ăn kẹo chứa càng nhiều đường thì nguy cơ mắc bệnh béo phì càng cao hơn, tình trạng bệnh tiểu đường, bệnh tim tệ hơn và có thể liên quan đến một số bệnh ung thư.
2.2 Làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi
Dùng kẹo liên tục trong thời gian dài khiến bạn rơi vào trạng thái "nghiện" đường. Nếu không được ăn chất ngọt sẽ khiến cơ thể cảm thấy uể oải, khó chịu,... Khi tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi khi bạn phải đứng trước lựa chọn nên hay không nên ăn kẹo.
2.3 Thiếu chất crôm trong cơ thể
Crôm là nguyên tố vi lượng thiết yếu giúp cơ thể điều hòa lượng đường trong máu. Thịt, hải sản, rau củ quả thường là những thực phẩm chứa nhiều crom. Nếu bạn sử dụng quá nhiều kẹo, bánh hay thậm chí là thức ăn tinh bột đã qua tinh chế thì sẽ làm cơ thể thiếu hụt crôm.
2.4 Gây sâu răng
Khi ăn ngọt, nếu khoang miệng không được vệ sinh đúng cách, khi đó vi khuẩn sẽ tiêu hóa phần chất ngọt còn sót lại và tạo thành acid gây mòn răng, phá hủy lớp men răng cũng như gây sâu răng.
Nếu tính trạng này kéo dài thì ngoài việc khiến răng bị sâu thì ăn kẹo hay đồ ngọt còn dẫn đến các bệnh răng miệng như viêm tủy răng, viêm nướu, viêm nha chu,... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2.5 Không hấp thụ được chất dinh dưỡng
Đồ ngọt nói chung hay kẹo nói riêng không giúp cơ thể bổ sung các chất dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, vitamin B12, vitamin C, canxi, phốt pho, magiê, sắt,...
Việc ăn quá nhiều đồ ngọt khiến cơ thể bạn không hấp thu được những chất dinh dưỡng trên, lâu dần sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, bạn dễ bị bệnh, không có sức đề kháng tốt.
2.6 Gây stress
Hormon làm cơ thể bực bội, khó chịu sẽ bị kích thích khi lượng đường máu trong cơ thể tăng cao. Vì thế bạn nên giảm thiểu tiêu thụ thức ăn chứa nhiều đường, thay vào đó hãy bổ sung nhiều rau củ, trái cây,... vừa giúp bổ sung vitamin vừa giảm cơn thèm ngọt của bạn.
III. Lưu ý giúp hạn chế nạp quá nhiều đường vào cơ thể
3.1 Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý
Mặc dù bánh kẹo, đồ ngọt là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng bạn cần chú ý cung cấp các chất dinh dưỡng khác vào cơ thể cho hợp lý. Thực đơn hàng ngày cần được cân đối các nhóm thực phẩm như: Tinh bột (ưu tiên các loại ngũ cốc), chất đạm, chất béo, vitamin,… để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
3.2 Không dùng đồ ngọt làm phần thưởng cho trẻ
Kẹo ngọt luôn làm trẻ nhỏ thích thú, vui sướng nhưng trẻ thường có xu hướng ăn kẹo quá nhiều, vô kiểm soát. Do đó, bố mẹ không nên tạo thói quen xấu cho trẻ lạm dụng đồ ngọt như dùng kẹo làm phần thưởng cho trẻ, tích trữ quá nhiều đồ ngọt trong nhà.
Ngoài ra, bố mẹ nên kiểm soát lượng đồ ngọt con trẻ nạp vào cơ thể mỗi ngày, tạo điều kiện cho trẻ hướng đến các thực phẩm tự nhiên, lành mạnh.
3.3 Xác định đường ẩn trong các sản phẩm
Ở một số loại thực phẩm bổ dưỡng được biết đến nhiều như sữa chua, ngũ cốc, sữa tươi, nước yến sào,… cũng có thể ẩn chứa chất đường bên trong, được gọi là đường ẩn.
Để biết được lượng đường ẩn chứa trong sản phẩm, bạn cần đọc kỹ thành phần và ghi chú trên nhãn mác trước khi mua cho trẻ em. Hoặc để chắc chắn hơn, bạn nên ưu tiên sử dụng thực phẩm nguyên vị như sữa tươi không đường thay cho sữa có vị, trái cây tươi thay cho trái cây đóng hộp, nước suối thay thế nước ngọt,…
3.4 Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng béo phì, tiểu đường, các bệnh lý liên quan là xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh mỗi ngày.
Như vậy, về lâu về dài bạn sẽ tự tạo thói quen tốt cho chính mình, cơ thể sẽ tự động thích ứng chế độ ăn uống khoa học mà không đem lại cảm giác gò bó hay thèm thuồng những thức ăn gây hại cho sức khỏe.
IV. Những câu hỏi liên quan về ăn đồ ngọt
4.1 Cách ăn nhiều đồ ngọt mà không béo
Mẹo để ăn nhiều đồ ngọt nhưng không béo có thể kể đến như:
- Ưu tiên loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như lựu, táo và các loại trái cây khác
- Chọn thực phẩm chứa đường có cồn: Tuy cách gọi là đường cồn nhưng lại không chứa bất kỳ ethanol hoặc hợp chất nào khiến bạn say. Đường có cồn mùi và vị giống như đường, nhưng lại ít calo hơn và đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe.
- Chọn đường chế biến thô như đường nâu sẽ bổ dưỡng hơn so với đường trắng.
- Không nhai quá lâu khi ăn ngọt vì lactobacillus trong khoang miệng có thể lên men đường để tạo thành axit, thời gian bạn nhai càng lâu thì mức độ lão hóa diễn ra càng nhanh. Ngoài ra, hãy nhớ dùng kem đánh răng, nước súc miệng sau khi ăn đồ ngọt.
4.2 Nên ăn đồ ngọt vào lúc nào?
Bạn nên ăn đồ ngọt vào buổi sáng để khởi đầu ngày mới hoặc buổi trưa để giúp tinh thần phấn chấn, tiếp thêm năng lượng cho bản thân. Bên cạnh đó, vào thời điểm có thể mệt mỏi, tim đập mạnh hay đau đầu chóng mặt, bạn cũng có thể ăn đồ ngọt hoặc trái cây để bổ sung đường huyết, ổn định lại tình trạng của cơ thể.
4.3 Tại sao ăn đồ ngọt lại vui vẻ?
Tiêu thụ đồ ngọt sẽ giúp cơ thể giải phóng endorphin (hormone chống căng thẳng) và serotonin (chống trầm cảm). Vì thế, khi chúng ta căng thẳng thường sẽ tìm đến đồ ngọt chẳng hạn như 1 chiếc kẹo ngọt để điều hòa lại tâm trí.
Qua bài viết này, Sự Nghiệp đã giải đáp cho câu hỏi ăn kẹo nhiều có tốt không cũng như điểm qua lợi ích, tác hại, lưu ý khi ăn ngọt. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với mẹ.
-------------------------------------------------------------
Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN SỰ NGHIỆP
Di Động : 0904.152.237
Hotline : 024.3559.2828
Website : https://sunghiep.com.vn/
Lazada: https://bom.so/PBf6s0
Shoppe: https://shopee.vn/shop/326649055
Địa chỉ: 336 Kim Giang, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
Bình luận